Bộ Tư Pháp Hàn Quốc Cho Phép Du Học Sinh D-2 Được Bảo Lãnh Người Thân Sang Hàn Quốc Làm Việc

bởi

trong

  Du học sinh Việt Nam D-2 được Bảo lãnh người thân sang Hàn Quốc làm việc. Bộ Tư pháp chuẩn bị phương án hoàn thiện chế độ lao động theo mùa vụ cho người nước ngoài để hỗ trợ nông thôn, làng chài trong vụ xuân. 

  Thực hiện thí điểm “Mở rộng đối tượng mời lao động theo mùa vụ đến cả phụ huynh du học sinh (D-2)”, “Phương án hợp tác về hiệp ước lao động theo mùa vụ (MOU) giữa các chính quyền địa phương” và “Tổ chức hội thảo nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương”

Bộ Tư pháp (Bộ trưởng Park Sung Jae) đã chuẩn bị các biện pháp nhằm cải thiện chế độ lao động theo mùa vụ cho người nước ngoài, giúp người lao động nước ngoài theo mùa vụ sẽ được tăng cường ổn định đến các nông thôn, làng chài để hỗ trợ công việc cho nông dân và ngư dân trước khi vụ xuân chính thức bắt đầu.

1. Áp dụng chế độ mời phụ huynh du học sinh (D-2) lao động theo mùa vụ

Xem xét những lợi ích của việc mời người thân như cho phép người lao động theo mùa vụ được định cư sớm với sự giúp đỡ của các gia đình đang lưu trú tại Hàn Quốc, dễ dàng giải quyết mâu thuẫn với người sử dụng lao động và ít nguy cơ bỏ trốn trái phép trong các hoạt động lao động theo mùa vụ, chúng tôi đã quyết định mở rộng đối tượng mời người thân địa phương của những người quen trong nước không chỉ người thân của những người nhập cư theo diện kết hôn mà còn cả phụ huynh của du học sinh thành thạo tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc

*Phụ huynh của những người sở hữu Visa du học tiếng (D-4) hoặc visa du học tại các trường đại học thuộc khu vực đô thị visa (D-2) sẽ không được bao gồm trong đối tượng.

2. Thực hiện phương án hợp tác về hiệp ước lao động theo mùa vụ (MOU) giữa các chính quyền địa phương

Trong trường hợp phát sinh tình huống không thể tránh khỏi như hạn chế nhập cảnh của người lao động theo mùa vụ, chúng tôi sẽ thực hiện “Phương án hợp tác về hiệp ước lao động theo mùa vụ (MOU) giữa các chính quyền địa phương” để mời người lao động theo mùa vụ bằng cách sử dụng hiệp ước lao động của chính quyền địa phương khác trong nước đã được ký kết từ trước.

“Chế độ mời phụ huynh du học sinh (D-2) lao động theo mùa vụ” và “phương án hợp tác về hiệp ước lao động theo mùa vụ (MOU) giữa các chính quyền địa phương” được thực hiện như một dự án thí điểm từ ngày 26/2/2024 đến 31/12/2024 để đánh giá khả năng triển khai ổn định của chế độ.

 

TỔNG QUAN DỰ ÁN THÍ ĐIỂM

  • Chế độ mời phụ huynh du học sinh (Visa D-2) lao động mùa vụ
  • (Khu vực làm việc, ngành nghề): khu vực nằm ngoài vùng thủ đô có chế độ làm việc thời vụ dành cho người nước ngoài; lĩnh vực, ngành nghề cho phép lao động thời vụ

** Làm việc tại vùng, khu vực cùng nơi du học sinh đang theo học (dựa trên chính quyền địa phương khu vực đô thị)

  • (Yêu cầu của người bảo lãnh): Du học sinh theo hệ Visa D-2 đang theo học trên 1 năm tại các trường đại học công nhận (*) có năng lực giáo dục quốc tế hóa tọa lạc tại các khu vực nằm ngoài vùng thủ đô; còn ít nhất hai học kỳ và không vi phạm bất kỳ luật nào trong nước

(*): Các trường đại học xuất sắc được đánh giá dựa trên các yếu tố về độ thu hút và năng lực quản lý sinh viên quốc tế thông qua Hội đồng kiểm định được thành lập bởi Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục

  • (Yêu cầu của người được bảo lãnh): Phụ huynh của du học sinh đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã đề cập bên trên, dưới 55 tuổi, đồng thời không có tiền án tiền sự, vấn đề về sức khỏe
  • (Tình trạng cư trú, thời gian): Visa lao động ngắn hạn C-4 (90 ngày) hoặc VISA lao động thời vụ ngắn hạn E-8 (5 tháng + 3 tháng)
  • Phương án hợp tác về thỏa thuận lao động mùa vụ (MOU) giữa chính quyền địa phương
  • (Mục đích): Trong trường hợp ký kết thỏa thuận lao động thời vụ với chính quyền địa phương riêng biệt (hoặc quốc gia) nhưng sự gia nhập nguồn nhân lực gặp trục trặc bởi các vấn đề xuất cảnh nội bộ, thì áp dụng thỏa thuận lao động (MOU) của chính quyền địa phương khác trong nước đã được ký kết từ trước đó để gia nhập nguồn nhân lực của chính quyền địa phương ở nước ngoài tương ứng bằng phương thức đơn giản, thuận tiện hơn
  • (Thủ tục): (1) Thỏa thuận xem liệu khả năng hoạt động và chia sẻ những hạng mục ký kết MOU giữa các chính quyền địa phương của cùng một khu vực đô thị -> (2) Thảo luận xem xét khả năng gửi nguồn lực đến chính quyền địa phương (hoặc quốc gia v..v) ở nước ngoài -> (3) Sự chấp thuận của Bộ Tư pháp -> (4) Thỏa thuận cuối cùng về chuyển giao nhân lực giữa chính quyền địa phương trong và ngoài nước

Trong thời gian thực hiện dự án thí điểm, Bộ Tư pháp có kế hoạch phát triển chế độ này trong tương lai bằng cách phân tích chặt chẽ về tỷ lệ tham gia và bỏ việc lao động thời vụ của phụ huynh sinh viên quốc tế, nhu cầu của chính quyền đoàn thể địa phương và những rào cản, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.

3. Tổ chức hội thảo nhằm nâng cao năng lực chính quyền địa phương tham gia hệ thống lao động thời vụ

Vào ngày 22.2.2024 (thứ Năm), Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo khẩn cấp dành cho các chính quyền địa phương tham gia hệ thống lao động thời vụ dành cho lao động người nước ngoài, nhằm kiểm tra tình hình cung- cầu lao động trong mùa nông nghiệp cao điểm, đưa ra các hướng dẫn chi tiết về các biện pháp toàn diện được đề cập chi tiết ở văn bản cụ thể, thu thập rộng rãi các ý kiến đóng góp, đề xuất từ chính quyền địa phương.

Thông qua đó, Bộ Tư pháp dự kiến sẽ củng cố, tăng cường năng lực của 131 chính quyền địa phương đang thu hút lao động thời vụ trên cả nước, đồng thời có thể vận hành suôn sẻ chế độ lao động thời vụ dành cho lao động nước ngoài ngay cả trong mùa nông nghiệp cao điểm sắp tới.

Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục phát triển chế độ này để đáp ứng nhu cầu thuê người nước ngoài trong thời gian ngắn hạn hoặc trong một khoảng thời gian cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ngày càng tăng và đảm bảo lao động thời vụ nước ngoài có thể nhập cảnh kịp thời.

  1. Các thủ tục liên quan và tổng quan về dự án thí điểm mời phụ huynh học sinh quốc tế đi làm việc thời vụ
  2.  Danh sách các trường đại học được chứng nhận năng lực giáo dục quốc tế hóa (tính đến năm 2023, khu vực nằm ngoài vùng thủ đô)
 

 Phụ lục 1

 TỔNG QUAN VÀ THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN THÍ ĐIỂM MỜI PHỤ HUYNH DU HỌC SINH LÀM VIỆC THỜI VỤ

Tổng quan dự án thí điểm

  • Thời gian: 26.02.2024 – 31.12.2024
  • Khu vực: Các khu vực thu hút lao động thời vụ nước ngoài ở khu vực ngoài đô thị.
  • Điều kiện đăng ký: Du học sinh và phụ huynh đáp ứng đủ điều kiện cơ bản dưới đây.

– (Du học sinh):  ①Là du học sinh theo hệ du học (VISA D2) đang theo học hơn 1 năm tại trường đại học được chứng nhận ngoài khu vực đô thị (theo năm 2023), ②Thời gian học tập còn lại từ 2 học kỳ trở lên, ③Không vi phạm pháp luật (“Luật quản lý xuất nhập cảnh”,…) trong thời gian lưu trú trong nước.

– (Phụ huynh): Người dưới 55 tuổi và không có vấn đề về sức khỏe hoặc tiền án tiền sự.

  • Khu vực làm việc: Cùng khu vực trực thuộc với trường Đại học của du học sinh (theo cấp chính quyền địa phương).
  • Quyền cư trú, thời gian: VISA C-4 (90 ngày) hoặc VISA E-8 (5 tháng + 3 tháng (khi gia hạn thời gian lưu trú)).

◻ Thủ tục đăng ký và nhập cảnh

1. Đăng ký tham gia lao động thời vụ

Du học sinh → Chính quyền địa phương.

2. Bố trí nhà tuyển dụng

Ký hợp đồng lao động giữa nhà tuyển dụng và phụ huynh du học sinh.

3. Đăng ký, cấp phát giấy tờ như Giấy chứng nhận cấp visa

Chính quyền địa phương → Cục Xuất nhập cảnh, Phụ huynh du học sinh → Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.

4. Nhập cảnh với tư cách lao động thời vụ

Làm việc thời vụ sau khi nhập cảnh.

  • Đăng ký tham gia: Du học sinh nộp đơn cho chính quyền địa phương cơ bản ở khu vực trường đại học đang theo học.

※ Có thể nộp đơn cho chính quyền địa phương khác trong cùng cấp chính quyền địa phương, trường hợp trường đại học nằm ở thành phố trực thuộc trung ương thì có thể đăng ký với chính quyền địa phương cơ bản trong cùng khu vực.

  • Quy trình nhập cảnh: Nhập cảnh sau khi tuyển chọn ứng viên và nhận giấy chứng nhận cấp visa và visa.

(Giấy chứng nhận cấp visa): Nộp đơn từ chính quyền địa phương đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh/người nước ngoài có thẩm quyền.

* Hồ sơ cần thiết: ①Bản sao và ảnh hộ chiếu của phụ huynh, ②Thẻ đăng ký người nước ngoài của du học sinh, ③Giấy chứng nhận sinh viên, ④Giấy khai sinh, ⑤Giấy chứng nhận quan hệ gia đình, ⑥Hợp đồng lao động tiêu chuẩn.

– (Visa): Phụ huynh du học sinh nộp đơn tại Đại sứ quán (Lãnh sự quán) Hàn Quốc ở nước ngoài.

* Hồ sơ cần thiết: ①Đơn xin cấp visa (bao gồm số xác nhận cấp visa và ngày cấp), ②Hộ chiếu, ③Ảnh, ④Lệ phí, ⑤Giấy khám sức khỏe, ⑥Giấy khám lao phổi (35 quốc gia có nguy cơ cao mắc bệnh lao), ⑦Giấy chứng nhận lý lịch tư pháp cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia quốc tịch người đăng ký.

 

 Phụ lục 2

 DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐƯỢC CHỨNG NHẬN NĂNG LỰC QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC (TÍNH ĐẾN NĂM 2023, KHU VỰC NGOÀI ĐÔ THỊ)

Các trường đại học khu vực ngoài đô thị được chứng nhận cấp bằng

 Khu vực

 Trường được chứng nhận (77 trường)

 Kangwon

 (4 trường)

Đại học cơ bản (4)   Đại học Quốc gia Gangneung-Wonju, Đại học Quốc gia Kangwon, Đại học Yonsei (Mirae Campus), Đại   học Hallym

Sejong, Daejeon, Chungcheong

(28 trường)

Đại học cơ bản (25)   Đại học Konkuk (Global Campus), Đại học Konyang, Đại học Korea (tại Sejong), Đại học Nazarene, Đại   học Namseoul, Đại học Daejeon, Đại học Mokwon, Đại học Pai Chai, Đại học Baekseok, Đại học   Sunmoon, Đại học Semyung, Đại học Soonchunhyang, Đại học Woosong, Đại học Joongbu, Đại học   Cheongju, Đại học Quốc gia Chungnam, Đại học Quốc gia Chungbuk, Viện Khoa học và Công nghệ tiên   tiến Hàn Quốc, Đại học Sư phạm Quốc gia Hàn Quốc, Đại học Giao thông Quốc gia Hàn Quốc, Đại học   Sư phạm Công nghệ Hàn Quốc, Đại học Hannam, Đại học Hanbat, Đại học Hanseo, Đại học Hoseo
Cao đẳng (1)   Đại học Nghệ thuật Truyền thông Hàn Quốc
Cao học (2)   Đại học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc, Viện Phát triển Hàn Quốc Trường Cao học Nghiên cứu Chính   sách Quốc tế

Daegu, Gyeongbuk

(14 trường)

Đại học cơ bản (12)   Đại học Quốc gia Kyungpook, Đại học Kyungwoon, Đại học Kyungil, Đại học Keimyung, Đại học   Gimcheon, Đại học Công giáo Daegu, Đại học Daegu Haany, Đại học Dongguk (WISE), Đại học Andong,   Đại học Yeungnam, Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang, Đại học Handong
Cao đẳng (2)   Đại học Gumi, Cao đẳng Yeungjin

Busan, Ulsan, Gyeongnam

(20 trường)

Đại học cơ bản (17)   Đại học Quốc gia Gyeongnam, Đại học Quốc gia Gyeongsang, Đại học Kyungsung,Đại học Dongmyeong,   Đại học Dongseo, Đại học Dong-A, Đại học Dongeui, Đại học Quốc gia Pukyong, Đại học Quốc gia Pusan, ​​​​  Đại học Ngoại ngữ Pusan​​​​, Đại học Silla, Đại học Youngsan, Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Ulsan,   Đại học Ulsan, Đại học Inje, Đại học Quốc gia Changwon, Đại học Hàng hải và Đại dương Hàn Quốc
Cao đẳng (2)   Đại học Geoje, Đại học Khoa học Ulsan
Cao học (1)   Trường Cao học Hạt nhân Quốc tế của Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc

Gwangju, Jeonbuk, Jeonnam

(10 trường)

Đại học cơ bản (9)   Viện Khoa học và Công nghệ Gwangju, Đại học Quốc gia Gwangju, Đại học Quốc gia Kunsan, Đại học   Dongshin, Đại học Woosuk, Đại học Wonkwang, Đại học Quốc gia Chonnam, Đại học Quốc gia Chonbuk,   Đại học Honam
Cao đẳng (1)   Đại học Jeonju Vision

Jeju

(1 trường)

Đại học cơ bản (1)   Đại học Jeju

Nguồn: Bộ Tư pháp Hàn Quốc