Bằng đại học ‘Thương Hiệu Seoul’ Hấp Dẫn Dù Đắt Đỏ

bởi

trong

Bằng đại học ‘Thương Hiệu Seoul’ Hấp Dẫn Dù Đắt Đỏ

HÀN QUỐC Nhu cầu theo đuổi các đại học “mang thương hiệu Seoul” ở mức cao dù các gia đình phải chi tới 5 tháng thu nhập để nuôi một sinh viên trong năm.

 Học phí trường Seoul National University đắt đến mức nào?

Trong bối cảnh chi phí giáo dục tại thủ đô Seoul ngày càng tăng, sức hút của các trường đại học ở đây vẫn không giảm đi. Theo Hội đồng Giáo dục Đại học Hàn Quốc năm 2021, trong số 162 trường đại học không đủ sinh viên, không đến 10% là ở Seoul. Trong khi nhiều trường địa phương đối diện với nguy cơ đóng cửa do số lượng sinh viên đăng ký giảm, các trường ở Seoul vẫn nhận được một lượng hồ sơ đăng ký vượt mức chỉ tiêu.

Tại thủ đô Seoul, chi phí giáo dục đắt đỏ là gánh nặng với hầu hết gia đình. Báo cáo của Bộ Giáo dục Hàn Quốc cuối tháng 4 cho biết trung bình mỗi sinh viên ở khu vực thành thị phải đóng 7,7 triệu won học phí mỗi năm (142 triệu đồng), cao hơn 20% so với các khu vực khác.

Còn theo thống kê của Decent News, một tạp chí giáo dục, đa số đại học danh giá ở Seoul như Đại học Hàn Quốc, Đại học Hanyang, Sungkyunkwan…, thu học phí hơn 8 triệu won mỗi năm. Riêng Đại học Yonsei, học phí vượt 9 triệu won. Nếu tính cả tiền thuê nhà và sinh hoạt phí, một sinh viên cần hơn 24,3 triệu won một năm.

Trong khi đó, số liệu của Cục Thống kê Hàn Quốc cho thấy thu nhập trung bình của các hộ gia đình trong quý II/2023 là 4,79 triệu won một tháng. Để nuôi một sinh viên đại học ở Seoul trong một năm, gia đình họ phải bỏ ra hơn 5 tháng thu nhập. Con số này khiến tấm bằng đại học ở Seoul trở nên xa xỉ với nhiều người.

 

Sức Hấp Dẫn của tấm bằng Seoul National University lớn đến cỡ nào?

Trong bối cảnh chi phí giáo dục tại thủ đô Seoul ngày càng tăng, sức hút của các trường đại học ở đây vẫn không giảm đi. Theo Hội đồng Giáo dục Đại học Hàn Quốc năm 2021, trong số 162 trường đại học không đủ sinh viên, không đến 10% là ở Seoul. Trong khi nhiều trường địa phương đối diện với nguy cơ đóng cửa do số lượng sinh viên đăng ký giảm, các trường ở Seoul vẫn nhận được một lượng hồ sơ đăng ký vượt mức chỉ tiêu.

“Tấm bằng từ các trường đại học mang thương hiệu Seoul vẫn được coi trọng hơn so với ở những nơi khác, bất kể ngành học là gì,” ông Kim Kyu Seok, trưởng ban Tuyển sinh của Hệ thống giáo dục đại học New York tại Hàn Quốc, lưu ý. Ông nhấn mạnh rằng sự phát triển kinh tế ở khu vực đô thị Seoul tạo ra niềm tin rằng việc học ở đây sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm sau này, cũng như giúp sinh viên tiếp cận các xu hướng mới nhất trong đời sống.

Điều này cũng được John Lie, giáo sư Xã hội học ở Đại học California-Berkeley, đồng tình. Ông lưu ý rằng hầu hết các trường đại học hàng đầu của Hàn Quốc đều tọa lạc tại Seoul, tạo ra một ấn tượng rằng các trường ở đây tổ chức đào tạo tốt hơn so với các địa phương khác. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng quan điểm này không hoàn toàn chính xác, đưa ra ví dụ về viện KAIST nổi tiếng thế giới nằm tại tỉnh Daejeon.

Nhiều trường tên tuổi khác như Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang, Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Ulsan cũng không ở Seoul, và học phí chỉ khoảng 5-6 triệu won/năm.

Sinh viên đổ xô về Seoul là một trong những lý do khiến các đại học địa phương tổn thất nặng nề, dù đưa ra nhiều ưu đãi để thu hút người học, như tặng máy tính hay miễn giảm học phí kỳ đầu tiên.

Năm 2021, Đại học Quốc gia Busan tuyển hơn 4.500 sinh viên nhưng 83,7% người trúng tuyển không nhập học. Tình trạng tương tự tại Đại học Quốc gia Kyungpook ở Daegu, khi tỷ lệ này là gần 87% trong số 4.300 sinh viên trúng tuyển.